Nofollow là một thuộc tính quan trọng với các SEOer trong việc làm tăng xếp hạng website của mình trên Google. Vậy nofollow là gì? Cách đặt nofollow như thế nào? Cách sử dụng thẻ rel = "nofollow" ra sao? Hãy cùng Vinalink tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trong HTML, thuộc tính nofollow dùng để khai báo với công cụ tìm kiếm và không cho bot của công cụ tìm kiếm đi qua liên kết.
Giải thích một cách máy móc thì khá khó hiểu, chúng ta thử lấy một ví dụ:
Một liên kết trỏ từ trang web A sang một trang web B (đích) được gắn thuộc tính nofollow (rel = ”nofollow”), nó sẽ trở thành một nofollow link - HTML, dùng để hướng dẫn các công cụ tìm kiếm (Google,...) bỏ qua liên kết đến trang web B đó.
Điều này về cơ bản có thể hiểu là trang web A yêu cầu công cụ tìm kiếm không nhận việc đặt liên kết này ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web B, trong khi, bạn vẫn có thể nhấn vào link đó để tới trang đích B bình thường.
Ví dụ:
Dofollow link (link bình thường) có dạng:
Nofollow link có dạng:
3. Làm thế nào để kiểm tra một liên kết có phải nofollow hay không?
● Nhấp chuột phải vào bất kỳ trang web nào và nhấp vào Inspect
● Xem nguồn HTML của trang web
Nếu bạn thấy thuộc tính rel = ”nofollow” thì liên kết đó là liên kết nofollow. Nếu như trong hình dưới, liên kết là liên kết Dofollow (Liên kết Dofollow là liên kết uy tín, trang web đích được xác nhận liên kết sẽ là giá trị tham khảo để đánh giá xếp hạng trang web được liên kết với nó).
Hồ sơ liên kết của trang web là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hệ sinh thái nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Một hồ sơ liên kết vững chắc và “sạch” (không có chứa hoặc không bị liên kết bởi những trang web kém chất lượng) có thể tăng số lượt khách truy cập trang, tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và cuối cùng là củng cố cho tên miền cho trang web.
Liên kết nofollow đóng một vai trò thiết yếu giúp bạn kiểm soát đường link trong trang web tới trang web khác và các liên kết từ các trang web khác đến web của mình.
Nếu “nghi ngờ” trang web mà bạn đang liên kết hoặc liên kết tới trang của bạn bị đánh giá không tốt, bạn chỉ việc gắn link đó với thuộc tính “rel=nofollow” để biến nó thành nofollow link. Khi đó, bạn sẽ không cần lo lắng việc trang web của bạn bị ảnh hưởng xấu từ liên kết đó.
Điều này thể hiện rõ với việc nofollow chống lại spam blog, một “vấn nạn” tồn tại trên vô số trang web trong nhiều năm cho đến khi Google tạo ra nofollow link. Các spam blog có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của công cụ tìm kiếm, tác động tiêu cực đến các trang web có thứ hạng cao hơn.
Ví dụ: Trang web của bạn đang được xếp hạng tìm kiếm cao trên Google Search. Chủ của các trang web có thứ hạng tìm kiếm thấp hơn sẽ để lại dưới phần bình luận trong trang web của bạn đường link trỏ về website của họ.
Nếu link này không phải nofollow link thì nó sẽ trở thành một phần trong hồ sơ liên kết trang web của bạn - tức một giá trị tham khảo, để Google đánh giá xếp hạng. Việc này sẽ làm cho trang web của đối thủ trở nên uy tín hơn và tăng thứ hạng, còn, trang web của bạn nhiều “rác” hơn sẽ bị đẩy xuống thấp hơn khi tìm kiếm.
Khi người đọc từ 1 website khác click vào link nofollow đến website của bạn vẫn được tính là 1 lượt truy cập. Như vậy, link nofollow đã giúp tăng traffic cho website của bạn.
Nếu một website chỉ toàn link dofollow từ các website khác trỏ về sẽ bị Google đánh giá là không tự nhiên và có thể sẽ bị phạt.
Có nghĩa là, nếu bạn trả tiền cho một liên kết đến trang web của mình từ một trang web khác, bạn nên đánh dấu liên kết là liên kết nofollow, nếu không, Google sẽ coi như bạn đang trả tiền để làm giả hồ sơ liên kết (miễn phí) tự nhiên của mình và sẽ phạt website của bạn.
Như đã nói ở trên, nofollow link là công cụ chống lại spam blog, nên, bình luận trên Blog là nơi chính để các nhà thiết kế trang web và các SEOer sử dụng nó.
Nếu bạn sở hữu một trang web với phần blog cho phép người đọc để lại nhận xét và nhận thấy một loạt các liên kết spam đến các trang web khác, chỉ cần gắn thẻ “rel=nofollow” để chúng không ảnh hưởng cho SEO của mình. Và cũng dễ dàng sử dụng nofollow trong các diễn đàn để ngăn chúng trở nên quá tải với các bình luận rác.
Vậy, bạn đã hiểu nofollow là gì chưa? Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã thấy được lợi ích cũng như mối quan hệ mật thiết giữa nofollow link và SEO là như thế nào. Nếu biết thêm các kiến thức bổ ích khác, mong rằng các bạn vui lòng chia sẻ ở bình luận bên dưới và không spam nhé!
>>> Nếu bạn có các vấn đề băn khoăn về website của mình hoặc bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế website uy tín và chuyên nghiệp, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Vinalink - thiết kế website tại Hà Nội để được tư vấn miễn phí.
>>> Hoặc xem ngay: Dịch vụ thiết kế website của Vinalink nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế web chuẩn SEO là gì?
Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước
Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.
Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)