default image

Subdomain là gi? Cách tạo Subdomain A-z

Subdomain - một từ khóa thường được nhắc đến khi muốn tạo thêm một trang web. Vậy Subdomain là gì? Cách tạo Subdomain thế nào? Có thể tạo được nhiều Subdomain hay không? Bài viết này, Vinalink sẽ giải đáp cho bạn tất cả vấn đề liên quan đến Subdomain.

Subdomain là gì?

Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ là phần mở rộng được tách ra từ tên miền chính. Subdomain được tạo ra hoàn toàn miễn phí và nó có thể hoạt động tách biệt hoàn toàn như một website bình thường và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ backlink nào từ domain chính. 

Subdomain là gì

Cấu trúc Subdomain

Có thể hiểu một cách đơn giản: nếu như bạn muốn có thêm một trang web nào đó, thường thì bạn sẽ phải đăng ký mua một tên miền mới, tuy nhiên, bằng cách sử dụng subdomain bạn có thể tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt miễn phí và mà không bị tốn thêm bất kì chi phí nào cũng như không cần phải xử lý chuyển hướng tên miền.

Ví dụ: bạn có website: mysite.com, sau đó bạn muốn tạo một trang web diễn đàn thảo luận cho các thành viên của website mysite.com thì sẽ sử dụng 1 subdomain dạng: forum.mysite.com mà không cần phải mua 1 tên miền mới.

Sự khác biệt giữa Domain và Subdomain

Domain là tên miền chính của Website còn Subdomain là tên miền phụ được tạo ra từ tên miền chính nhưng nó có các chức năng và hoạt động như một tên miền chính. 
Cách nhận dạng Subdomain đó là: Subdomain có tiền tố đứng trước tên miền chính.

Sự khác biệt giữa Domain và Subdomain

Cụ thể với ví dụ này nhé: Website dịch vụ thiết kế website của Vinalink có tên miền là: thietkeweb.vn. Và giờ chúng tôi muốn mở rộng thêm sang lĩnh vực kinh doanh cho thuê hosting thì việc tốt nhất là tạo thêm 1 subdomain dạng: thuehosting.thietkeweb.vn

Tại sao nên tạo Subdomain?

Nếu trang web của bạn hướng đến nhiều khu vực và đa ngôn ngữ thì Subdomain là sự lựa chọn rất hoàn hảo, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cài đặt nhiều ngôn ngữ. 

Thêm nữa, subdomain cũng là giải pháp tối ưu tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp muốn hướng đến sự đa dạng tương tác người dùng như: blog, diễn đàn, shop online, thương mại điện tử, kênh review...

Ngoài ra, Subdomain cũng giúp hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Đặc biệt, có thể tận dụng được lượng truy cập từ Domain chính.

Vậy, muốn tạo subdomain thì cần những gì?

Muốn tạo được subdomain bạn cần phải có:

- Một domain (tên miền) chính và 1 hosting của tên miền đó
- Bạn phải quyền đăng nhập vào Control Panel của tài khoản hosting

Cách tạo Subdomain:

Với mỗi nhà cung cấp tên miền, cách trỏ sẽ khác nhau ở mỗi bước, nhưng về cơ bản sẽ có các phần sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Control Panel của tài khoản hosting và chọn mục SUBDOMAIN
  • Bước 2: Hãy chọn 1 Domain chính mà bạn muốn tạo Subdomain (bởi có thể 1 hosting của bạn chứa nhiều domain)
  • Bước 3: Tạo Subdomain 

Lưu ý: Subdomain này sẽ nằm trong mục public_html

  • Bước 4: Trỏ Subdomain vừa tạo về địa chỉ IP của hosting. 

Vậy là bạn đã tạo xong 1 Subdomain cho doanh nghiệp của mình rồi đó.

Nếu bạn chưa có tên miền (domain) và đang băn khoăn không biết nên lựa chọn tên miền chính nào phù hợp với doanh nghiệp của mình thì đừng bỏ qua bài viết: 15 công cụ gợi ý tên miền hay chất lượng.

Còn nếu chưa có website hãy liên hệ với Vinalink để được tư vấn thiết kế miễn phí nhé

Một domain chính tạo được bao nhiêu Subdomain?

Trên lý thuyết thì 1 Domain chính có thể tạo được rất nhiều Subdomain (con số này thường là vô hạn)
Nhưng trên thực tế thì để đảm bảo độ tương thích SEO, nếu số lượng tên miền phụ (subdomain) quá nhiều thì điểm SEO sẽ bị giảm đi đáng kể.
Thêm nữa, cũng tùy thuộc vào từng cấu hình của máy chủ DNS và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ đặt website hiện tại mà chỉ nên tạo một số lượng subdomain phù hợp.

Kết luận:

Tên miền phụ (Subdomain) rất hữu ích, giúp doanh nghiệp sử dụng nó sẽ có cơ hộp xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu đang tập trung vào việc phát triển SEO thì bạn cần phải có kế hoạch tạo Subdomain phù hợp để không xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa các tên miền phụ hoặc tên miền phụ cạnh tranh với tên miền chính. Do đó, hãy sử dụng Subdomain một cách khoa học và hợp lý nhé. 

Bài viết khác cùng chuyên mục
20 năm kinh nghiệm

20 năm kinh nghiệm

Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hơn 5000+ Website

Hơn 5000+ Website

Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.

Thiết kế web chuẩn SSC

Thiết kế web chuẩn SSC

Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)