Bỗng một ngày bạn thấy website của mình có những dấu hiệu khác thường về Index, Traffic, Thứ hạng từ khóa… Đó chính có khả năng là do Google đang phạt trang web của bạn. Hãy tìm hiểu ngay TOP 7 cách kiểm tra website bị Google phạt dưới đây trước khi quá muộn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Google phạt website của bạn, trong đó có một số lý do chính sau:
Hiện nay có 3 trường phái SEO là White Hat (mũ trắng), Grey Hat (mũ xám) và Black Hat (mũ đen). Mọi người chủ yếu sử dụng 2 trường phái là White Hat và Grey Hat vì nó đáp ứng được các tiêu chí của Google, an toàn cho website của bạn.
Vậy SEO Black Hat thì sao? Đây là một kỹ thuật SEO đi ngược lại với các tiêu chí của Google, đánh vào những lỗ hổng thuật toán để tăng thứ hạng và các chỉ số cho website của bạn một cách nhanh chóng nhưng không bền vững.
Kết quả là khi Google check được hoặc mỗi lần cập nhật thuật toán thì website của bạn sẽ bị phát hiện và chắc chắn bị phạt.
Có nhiều người đi copy nội dung từ những bên khác rồi bê nguyên xi về website của mình để tiết kiệm chi phí. Đây là hành vi ăn cắp chất xám của người khác và Google hoàn toàn check được điều đó và phạt nặng trang web của bạn.
Việc có quá nhiều Content kém chất lượng, không hữu ích cho người dùng cũng là điều mà Google không thích, dễ dẫn đến việc bị phạt.
Mọi người thường hay nói câu “Content is KING, Backlink is QUEEN” để ví tầm quan trọng của Backlink trong SEO. Đó có thể là lý do mà nhiều người xây dựng Backlink số lượng lớn, spam từ những nguồn kém chất lượng.
Việc đi Backlink cho website là việc nên làm, nhưng cần phải xây dựng một cách tự nhiên, chọn lọc từ những nguồn có chất lượng. Còn việc Spam Backlink quá đà chỉ khiến Google sờ gáy bạn sớm thôi và trừng trị thẳng tay.
Chơi xấu ở đây chính là đối thủ trỏ Backlink xấu, kém chất lượng tới website của bạn. Google nhận thấy sự bất thường và phạt Website của bạn. Tuy nhiên với trường hợp này bạn hoàn toàn có thể khai báo với Google để loại bỏ những Backlink (Disavow Link) đó là được.
● Trỏ Link Out (External Link) quá nhiều: Liên quan tới những website bán Guest Post.
● Bị Hacker tấn công website.
● ...
Đây cũng là một trong những lý do khác khiến Google phạt trang web của bạn.
Để biết Website của bạn có bị Google phạt hay không, bạn có thể sử dụng những cách dưới đây:
Nếu tự dưng bạn thấy Traffic của trang web có dấu hiệu giảm mạnh, đột ngột lao dốc. Thì đó cũng có thể là do Google phát hiện có hành vi gian lận và phạt website đó.
Lúc này bạn phải kiểm tra lại xem Google có Update thuật toán nào gần đây không. Rồi vào check lại Traffic của website trong Google Analytic từ thời điểm cập nhật xong thuật toán đó.
Nếu thật sự website bị Google phạt thì bạn cần tìm hiểu kỹ về Thuật toán mới đó để chỉnh sửa và khôi phục lại website của mình.
Bạn hãy vào Google Search Console trên tài khoản Webmaster của mình, kiểm tra một lượt xem có vấn đề gì không? Có sự cố lỗi hay có báo cáo gì quan trọng không?
Một hình phạt thủ công cho website mà Webmaster thường báo về là trùng lặp nội dung, lỗi 404, bị virus… Nếu CÓ lỗi thì bạn cần khắc phục và sửa lỗi ngay lập tức. Sau đó gửi yêu cầu Google xem xét lại và xóa bỏ hình phạt.
● Bước 1: Truy cập Webmaster ⇒ Ở thanh công cụ bên trái, bạn kéo xuống phần “Bảo mật và thao tác thủ công” ⇒ Chọn “Thao tác thủ công”
● Bước 2: Kiểm tra ở màn hình chính xem có thông báo của Google hay không.
Còn nếu website bị hình phạt thuật toán thì sẽ không xuất hiện trong Webmaster và không có chỗ để yêu cầu xem xét lại.
Bạn sử dụng những Tool hỗ trợ của bên thứ 3 để xem các chỉ số đánh giá trên website của mình như Ahrefs, Semrush… Những chỉ số này được xây dựng dựa trên những thuật toán sát nhất với con bọ tìm kiếm của Google, nên có thể coi là tương đối chính xác.
Nếu những chỉ số này bình thường, duy trì ổn định thì không vấn đề gì. Nhưng nếu các chỉ số này bị tụt, giảm một cách đột ngột thì đó là dấu hiệu trang web của bạn đang bị Google phạt.
Các chỉ số đánh giá website trên Tool Ahrefs
Như ở ảnh trên chỉ số đánh giá trên Ahrefs mà mọi người thường để ý là DR (Domain Rating) và UR (URL Rating). Nếu 2 chỉ số này giảm một cách bất thường thì đấy là lý do.
Ngoài ra bạn cũng cần để ý tới chỉ số Backlinks và Referring Domains, nếu 2 chỉ số này tăng một cách bất thường thì có khả năng do đối thủ đang chơi xấu website của bạn. Lúc này bạn cần kiểm tra lại toàn bộ và Disavow tất cả Backlink đó đi.
Bạn truy cập vào google.com.vn và tìm kiếm theo câu lệnh “site:domain”. Kết quả trả về chính là tất cả những URL trong website của bạn được Index trên Google.
Nếu bạn không thấy bất kỳ URL nào xuất hiện hoặc số lượng URL được Index giảm một cách đột ngột so với lần gần nhất bạn kiểm tra, thì khả năng website của bạn đã bị phạt và Google xóa Index toàn bộ bài viết.
Ví dụ: Domain của bạn là daotaoseo.com thì bạn sẽ tìm kiếm trên Google với cú pháp “site:daotaoseo.com” và có 174 kết quả được trả về - chính là 174 URL đã được Index.
Kiểm tra tình trạng Index của website daotaoseo.com
Có những website bị liệt vào dạng không an toàn cho người dùng và được đưa vào danh sách Blacklist của Google. Cách kiểm tra rất đơn giản bạn truy cập vào đường link bên dưới - đây là công cụ được xây dựng bởi chính Google:
● https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search?url=
Sau đó điền domain của bạn vào mục “Check site status” rồi nhấn Enter để nhận kết quả. Bạn sẽ biết được website của mình có an toàn không? Có bị Blacklist không? một cách rất dễ dàng.
Kiểm tra tình trạng website trên Tool Google Transparency Report
PageRank (PR) đã từng là một trong những chỉ số quan trọng dựa trên Backlink để đánh giá website của bạn. Tuy nhiên do tình trạng Spam Link ồ ạt khiến chỉ số hiện nay không còn quá quan trọng nữa.
Tuy nhiên để kiểm tra xem website có bị phạt không thì bạn cũng có thể kiểm tra thêm cả Pagerank. Nếu chỉ số này giảm đột ngột thì cũng là một dấu hiệu để thấy trang web của bạn đang trong tình trạng nguy hiểm.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn truy cập vào đường link dưới rồi điền domain vào ô trống. Nhấn Submit và nhận về kết quả:
● https://checkpagerank.net/check-page-rank.php
Cách kiểm tra PageRank qua công cụ checkpagerank.net
Đây là một công cụ ra đời để đánh giá website chuyên về Backlink. Hai chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm chính là:
● Citation Flow (CF): Số điểm về số lượng Backlink trỏ về website.
● Trust Flow (TF): Số điểm về chất lượng Backlink trỏ về website.
Một website với CF quá cao và TF quá thấp nghĩa là đang xây dựng Backlink một cách ồ ạt, kém chất lượng. Khi mà bạn xây dựng website theo hướng này thì việc bị Google phạt chỉ là vấn đề thời gian.
Kiểm tra qua công cụ Majestic
Những Backlink này có thể do bạn xây dựng hoặc bị chính đối thủ chơi xấu. Khi bạn phát hiện ra điều này thì việc cần làm là ngay lập tức xóa bỏ những liên kết đó đi:
● Bước 1: Chọn mục “Liên kết” ở thanh công cụ của Google Webmaster Tool ⇒ Tới phần “Liên kết bên ngoài” ⇒ Chọn “Thêm” ở phần “Các trang web liên kết hàng đầu” ⇒ Cuối cùng là Download toàn bộ Backlink.
● Bước 2: Lọc toàn bộ danh sách Backlink bạn tổng hợp được ở trên và xác định được những liên kết xấu, kém chất lượng.
● Bước 3: Truy cập vào https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main và yêu cầu Google loại bỏ những Backlink xấu.
● Bước 4: Chờ từ 2 đến 4 tuần để yêu cầu của bạn được duyệt và thực hiện.
Nếu bạn đi Copy nội dung từ những nơi khác và đăng lên Website của mình, không sớm thì muộn, Google cũng sẽ phát hiện ra và xử phạt mạnh tay. Lúc này việc bạn cần làm là kiểm tra lại toàn bộ nội dung hiện có trên Website và loại bỏ những nội dung copy từ những trang web khác.
Một trong những công cụ kiểm tra trùng lặp nội dung đơn giản với chi phí phải chăng (1.000đ/ngày nếu trả theo ngày hoặc 300.000đ/năm nếu trả theo năm) mà bạn có thể sử dụng là Spineditor.
Và bạn cũng cần phải biết cách lên kế hoạch nội dung và triển khai để mang lại những nội dung mang lại giá trị và hữu ích cho người đọc, chứ không phải là nội dung copy, không chất lượng.
Đây là cách tốt nhất để bạn xử lý toàn diện và gốc rễ của mọi vấn đề liên quan tới website của mình, để thực hiện thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
● Website có tốc độ tải trang quá lâu không, thậm chí không thể tải được? Nếu CÓ thì bạn phải tăng tốc độ tải trang nhanh hơn để giữ người đọc ở lại.
● Nội dung của bạn có trùng lặp không? Có nhồi nhét từ khóa không? Nếu CÓ thì cần phải tối ưu lại.
● Bạn có đang xây dựng Internal Link một cách hợp lý, có chiến lược rõ ràng không?
● Website của bạn có trỏ quá nhiều Backlink tới trang web khác với thuộc tính “Dofollow” không? Nếu CÓ thì website của bạn giống như một trang web Spam Backlink vậy. Bạn cần phải xóa bớt hoặc chỉnh lại thành thuộc tính “Nofollow”.
● Chiến lược xây dựng Backlink của bạn như thế nào? Xây dựng có chiến lược cụ thể không hay là đi SPAM hàng loạt?
● ...
Như ở phần trên bạn đã biết có 2 hình phạt mà Google áp dụng cho website là: hình phạt thủ công và hình phạt thuật toán.
Với hình phạt này thì bạn sẽ được Google báo chính xác lỗi trong Webmaster Tool. Việc bạn cần làm là chỉnh sửa và yêu cầu Google kiểm tra lại, nếu được phê duyệt thì trang web của bạn sẽ được gỡ án phạt.
Thông báo hình phạt thủ công trên Google Search Console
Nếu bạn không sửa lỗi, thì thời gian có hiệu lực của hình phạt thủ công sẽ tới khi chúng hết thời hạn, tùy theo mức độ vi phạm. Có một số hình phạt kéo dài trong 6 tháng, thậm chí là vài năm.
Với hình phạt này thì sẽ không có thông báo nào từ phía của Google. Các chỉ số như Index, Traffic… sẽ bị giảm một cách đột ngột. Lúc này bạn sẽ phải tự mình đi tìm ra những lỗi đó và sửa lại.
Và hình phạt thuật toán không có thời gian giới hạn, nếu bạn không sửa thì website của bạn sẽ không bao giờ khôi phục lại được.
Do đó cách tốt nhất chính là bạn phải hiểu những thuật toán của Google, cách triển khai và lên kế hoạch xây dựng website một cách bài bản, chuyên nghiệp ngay từ ban đầu.
● Nếu bạn lần đầu mua Domain thì nên kiểm tra xem nó có bị Google phạt gì không.
● Đọc hiểu và nắm rõ các thuật toán của Google.
● Luôn theo dõi và nắm bắt những thay đổi của Google sau mỗi lần cập nhật thuật toán.
● Không Spam số lượng lớn Backlink trỏ về website của mình.
● Thường xuyên kiểm tra và theo dõi Backlink về website, tránh tình trạng bị đối thủ chơi xấu mà không biết.
● Xây dựng một website thân thiện với thiết bị di động khi mà Google ngày càng coi trọng yếu tố này.
● Chọn một Hosting tốt để để lưu trữ dữ liệu website, cải thiện tình trạng trang web load chậm.
● ...
Trên đây là 7 cách kiểm tra website bị Google phạt cũng như phương án xử lý hiệu quả mà bạn có thể sử dụng cho trang web của mình. Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường thì hãy kiểm tra ngay nhé, phát hiện sớm và sửa lỗi sẽ giúp website của bạn hồi phục nhanh chóng.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước
Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.
Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)