default image

Bảo mật website là gì? Cách bảo mật trang web

Hiện nay, số vụ tấn công vào các website trên toàn cầu có dấu hiệu tăng cao. Liệu có phải do vấn đề bảo mật website chưa thực sự tốt? Vậy bảo mật website là gì và có những cách bảo mật trang web nào hiệu quả, hãy cùng Vinalink tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng thiết kế website 2021

Bảo mật website

Bảo mật website là gì?

Bảo mật website là chức năng vô cùng cần thiết khi vận hành website nhằm đảm bảo tính an toàn cho website khi vận hành. 

Trang website bị tấn công sẽ gây ra các hậu quả như:

- Bị lộ dữ liệu
- Ảnh hưởng đến thứ hạng SEO trên Google
- Không thể chạy Google Ads và Facebook Ads
- Gián đoạn hoạt động kinh doanh
- Ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của thương hiệu
...

Để ngăn chặn sự tấn công của những kẻ xấu vào website, bạn cần xây dựng hệ thống bảo mật web, khi đó website mới vận hành tốt và trơn tru được. 

Một số lỗ hổng website cơ bản thường gặp

Các lỗ hổng website thường gặp

1. Lỗ hổng XSS:

Hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng và chèn những đoạn script độc hại như: Javascript hoặc HTML vào website. Hacker có thể dùng XSS để gửi nhưng đoạn mã script độc hại tới trình duyệt của người dùng bất kỳ để lừa đảo hoặc lấy cookie, keylogging,..

Ví dụ: Nếu bạn cho hiển thị nhận xét trên một trang web không có xác nhận hợp lệ thì kẻ tấn công có thể lợi dụng và gửi thông điệp chứa các thẻ tập lệnh, Javascript có thể chạy trong trình duyệt của mọi người dùng khác và lấy cắp cookie đăng nhập của họ. 

2. Lỗ hổng SQL Injection:

Hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng của việc kiểm tra dữ liệu đầu vào và thi hành các câu lệnh SQL bất hợp pháp.

3. Broken Authentication:

Vấn đề này xảy ra trong quá trình xác thực. Một số rủi ro thường xảy ra trong quá trình xác thực như: 

- Mật khẩu không được mã hóa hoặc dễ giải mã khi lưu trữ
- Tấn công Session Hijacking có thể xảy ra trong khi thời gian hết hạn của sesion không được triển khai đúng hoặc sử dụng HTTP không có bảo mật SSL.
- URL chứa Session ID và bị rò rỉ trong Referer Header của người dùng khác.
...

4. Lỗi phân quyền Missing function level access control

Đây là vấn đề sai sót khi phân quyền. Kẻ tấn công luôn có thể yêu cầu các chức năng ẩn và không bị cản trở. Do đó ở phía máy chủ cần phải luôn được phân quyền một cách triệt để ngay từ khâu thiết kế. 

Các cách bảo mật trang web hiệu quả

Cách bảo mật trang web

1. Mua và cài đặt hứng chỉ SSL bảo mật website

SSL (được viết tắt của Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn an ninh mạng uy tín nhất hiện nay. Hầu hết các trang website hiện nay đều dùng chứng chỉ SSL để mã hóa tất cả các thông tin trong quá trình trao đổi dữ liệu, đảm bảo an toàn thông tin tuyệt đối. 

Ngay khi thiết kế website, bạn hãy yêu cầu đơn vị thiết kế cài đặt luôn chứng chỉ bảo mật SSL cho website của mình.

2. Cài đặt mật khẩu mạnh

Mật khẩu càng đơn giản thì càng dễ bị tấn công và ngược lại, mật khẩu càng mạnh thì càng khó bị tấn công hơn. Do đo, đối với các tài khoản truy cập vào quản trị website cần phải thiết lập mật khẩu phức tạp, có tính mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi mật khẩu định kỳ, có thể là một vài tháng một lần  để tránh tạo lỗ hổng cho kẻ xấu tấn công. 

3. Thường xuyên backup dữ liệu

Việc backup/ cập nhật dữ liệu định kỳ sẽ giúp fix được các lỗi trên web, giúp website hoàn thiện hơn so với phiên bản cũ, đồng thời giải quyết được các lỗ hổng tránh bị hacker lợi dụng tấn công.

4. Tăng cường mức độ bảo mật

  • Thiết lập quyền truy cập và hạn chế truy cập vào các thư mục, danh mục đối với các tài khoản quản trị
  • Tắt tất cả các module không cần thiết
  • Xóa các plugin, cookie, và các công cụ không sử dụng đến
  • Nên kiểm tra và theo dõi các thông tin truy cập vào website thường xuyên

5. Bảo mật website với SQL Injection

Thường xuyên cập nhật và sửa lỗi SSL/server/ứng dụng/dịch vụ...
Kiểm tra/ kiểm thử source code trang web không cho phép tồn tại các lệnh SQL có dấu hiệu bất thường 

6. Bảo mật website với XSS

Để bảo vệ website, khi tạo HTML bạn không nên sử dụng các hàm tự động trong frameworks kết nối chuỗi hoặc thiết lập nội dung HTML, mà bạn nên sử dụng các hàm rõ ràng để thay đổi tìm kiếm. 

Ví dụ: sử dụng element.setAttribute và element.textContent, chứ không phải tự thiết lập element.innerHTML bằng tay

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng công cụ Content Security Policy (CSP) trong XSS Defender, nó giúp giới hạn cách thức Javasript thực hiện như: không cho phép chạy bất kỳ tập lệnh nào không được lưu trữ trên tên miền của bạn. 

7. Xét duyệt việc tải các tập tin lên website

Để bảo mật website, bạn cần phải biết cách quản lý tất cả các file nếu bạn cho phét người dùng tải tệp lên trang web của bạn, cho dù là bất cứ tập tin/ hình ảnh gì.

Trên đây Vinalink đã cung cấp thông tin cho bạn về bảo mật website là gì và các cách bảo mật website hiệu quả nhất. Nếu bạn cần thiết kế website cá nhân có độ bảo mật cao, 2 lớp thì dừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

>>> Xem ngay: Các công ty có dịch vụ thiết kế web uy tín nhất hiện nay


 

Bài viết khác cùng chuyên mục
20 năm kinh nghiệm

20 năm kinh nghiệm

Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hơn 5000+ Website

Hơn 5000+ Website

Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.

Thiết kế web chuẩn SSC

Thiết kế web chuẩn SSC

Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)