
Kế hoạch 5 bước giúp doanh nghiệp nhỏ xây dựng thương hiệu trên internet hiệu quả với chi phí thấp sẽ như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé
Việc xây dựng thương hiệu trên Internet cho doanh nghiệp hiện đang là xu thế của thời đại 4.0. Nhờ có Internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Đồng thời đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp giao tiếp, nâng cao mối quan hệ với khách hàng cũ. Từ đó, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số một cách bền vững. Tuy nhiên, các công ty nhỏ nên bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đâu? Chi phí outsource có cao không? Đây luôn là 2 câu hỏi thường trực của doanh nghiệp nhỏ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu trên Internet.
Khởi đầu xây dựng thương hiệu
Năm bước sau đây sẽ giúp bạn có thể đưa thương hiệu công ty của bạn lên Internet gần như ngay lập tức với một mức ngân sách cực thấp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đâu là cốt lõi của doanh nghiệp của bạn? Bạn muốn khách hàng nhìn và suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn như thế nào? Hay bạn muốn truyền tải thông điệp gì đến với khách hàng của mình? Bạn cần phải trả lời tất cả những câu hỏi đó trước khi bắt tay vào bước kế tiếp.
Bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ và đào sâu để có một thông điệp mạch lạc, một giá trị cụ thể mà thương hiệu của bạn sẽ truyền tải thống nhất và xuyên suốt quá trình mà nó phát triển.
Một khi bạn đã xác định được điểm bạn muốn đến thì đây là thời gian để tìm ra con đường đi phù hợp cho mình. Khác với những nhà thám hiểm phải mày mò tìm con đường mới, bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ những người đi trước.
Hãy là nghiên cứu về các công ty khác, đặc biệt là các công ty đang làm việc trong cùng lĩnh vực hoặc có những giá trị khá giống với bạn. Đây là những thương hiệu từng ở vị trí giống như bạn và hiện nay họ đã thành công. Những thông tin mà bạn nghiên cứu được từ họ sẽ giúp bạn xác định được đúng lộ trình của mình.
Xây dựng chiến lược trước khi bắt đầu
Bên cạnh việc nghiên cứu các công ty đi trước, bạn cũng cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Bạn nên thu nhỏ tệp khách hàng mục tiêu của mình. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng nghiên cứu và tìm ra được vấn đề và nhu cầu của họ. Dựa vào những thông tin về khách hàng đó, bạn có thể tìm ra được chiến thuật phù hợp nhất để tiếp cận họ.
Sau khi xác định được rõ khả năng của mình và phác thảo được chân dung khách hàng mục tiêu cũng như nghiên cứu kỹ các đối thủ, giờ là lúc mà bạn bắt đầu triển khai xây dựng thương hiệu của mình trên Internet. Hãy bắt đầu Online thương hiệu của bạn với việc xây dựng 1 Website.
Có 2 cách để bạn thực hiện điều đó:
Nếu ngân sách dư giả và không có quá nhiều thời gian, bạn có thể thuê thiết kế web. Với phương án này, bạn chỉ cần thực hiện 2 việc. Thứ nhất là viết lên những ý tưởng cho website mà bạn muốn. Thứ 2 là luôn rà soát công việc và tiến độ của bên thiết kế. Điều này sẽ giúp đảm bảo website của bạn được hoàn thành theo đúng tầm nhìn của bạn.
Cách thứ hai là bạn có thể sử dụng mã nguồn mở như là WordPress để tự xây dựng website của mình. Bạn có thể xây dựng website trông khá chuyên nghiệp một cách đơn giản mà không cần bất kỳ một kiến thức về IP nào cả. Ưu điểm của cách này là tiết kiệm thời gian và ngân sách cũng khá dễ chịu. Tuy nhiên, website của bạn sẽ bị giới hạn trong một số chức năng và tùy chỉnh nhất định.
>>> Xem ngay: Công ty thiết kế web chuẩn SEO chất lượng nhất hiện nay
Wordpress hệ thống mã nguồn mở xây dựng website
Chú ý, dù bạn chọn phương thức nào để tạo ra website thì cũng đừng quên tối ưu nó cho các thiết bị di động. Có thể bạn không biết? Hơn 57% lượng traffic trên internet hiện nay đến từ các thiết bị di động. Google cũng sẽ xếp hạng tìm kiếm website của bạn trên thiết bị di động cao hơn trên PC.
Cuối cùng, hãy đảm bảo kết nối website của bạn với các tài khoản mạng xã hội. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể theo dõi, kết nối và tương tác với bạn một cách dễ dàng.
>>> Tham khảo ngay: Công ty thiết kế web uy tín tại Hà Nội
Chuẩn bị nội dung cho Website là một trong những bước quan trọng quyết định thành công của một thương hiệu trên Internet. Thấu hiểu khách hàng và sở hữu website đẹp là những vũ khí sắc bén cho việc xây dựng thương hiệu. Những gì bạn cần tiếp theo là xây dựng nên những nội dung mang thông điệp có giá trị mà thương hiệu bạn muốn truyền tải đến với khách hàng.
Do đó, bạn cần phải chuẩn bị nội dung thật kỹ trước cả khi website. Việc đó sẽ giúp bạn chủ động hơn và thu lại kết quả tốt hơn trong cuộc đua thứ hạng trên google.
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần phải lưu ý khi xây dựng nội dung:
Sáng tạo nội dung phù hợp cho Website
Với những nội dung hay và chuẩn SEO, bạn đã có thể có được những người đọc đầu tiên đến với Website. Tuy nhiên, giống như gieo một hạt cây bạn không thể cứ ngồi im rồi đợi nó nảy mầm được, bạn cần phải cung cấp đủ ánh sáng, nước và cả phân bón cho nó trong suốt cả quá trình sinh trưởng. Xây dựng thương hiệu trên internet cũng vậy, bạn phải học cách mang thương hiệu của bạn đến với nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể.
Truyền thông thương hiệu bằng Marketing Online
Dưới đây là một số cách hiệu quả đã được kiểm chứng bởi những thương hiệu hàng đầu mà bạn có thể học theo:
Sau khi hoàn thành tất cả những bước trên không có nghĩa là bạn có quyền dừng lại. Tất cả mới chỉ là bước khởi đầu trên con đường xây dựng thương hiệu trên internet của doanh nghiệp bạn. Việc tiếp theo bạn phải làm là tối ưu hóa. Bạn sẽ luôn cần lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để xây dựng nội dung mới và kênh tiếp cận khách hàng. Bạn đồng thời cũng phải kiểm tra các xu hướng của ngành và xã hội để có thể thay đổi phương thức truyền tải phù hợp nhất.
Hãy luôn cải tiến liên tục để thương hiệu của bạn phát triển không ngừng trong trái tim khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế web bán hàng online - tăng doanh thu chóng mặt
>>> Xem ngay: Thiết kế web cho doanh nghiệp chuyên nghiệp - chuẩn SEO
Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước
Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.
Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)