default image

CEO Vinalink: 'Facebook khóa một số Fanpage là hợp lý'

Theo ông Hà Anh Tuấn, CEO Vinalink. việc có nhiều Fanpage bị Facebook khóa trong thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là xuất phát từ phía quản lý và các thành viên trang

Thời gian gần đây, rất nhiều Fanpage (trang) bị Facebook khóa đột ngột không thông báo trước khiến nhiều người dùng bất ngờ và cũng không khỏi bức xúc. Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia về quản lý Fanpage đưa ra để giải thích việc này, tuy nhiên đến giờ sự việc vẫn chưa được sáng tỏ. 


Trong khi đó, trái ngược với sự "khó hiểu " của admin các Fanpage bị khóa, theo đánh giá của  ông Hà Anh Tuấn – CEO Vinalink Media (một chuyên gia trong lĩnh vực SEO Marketing) việc Facebook đóng cửa một số Fanpage là hợp lý nếu chiếu theo các chính sách của họ.
- Thời gian gần đây, cư dân mạng phản ánh Facebook tự động khóa một số Fanpage (trang), đặc biệt là các trang có số thành viên lớn mà không rõ nguyên nhân, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này? Theo ông, nguyên nhân sâu xa của việc khóa các Fanpage là gì?

Ông Hà Anh Tuấn: Theo tôi có 2 nguyên nhân sau:

Sau khi một loạt Facebook Fanpage bị hack (sự kiện cuối tháng 11 vừa qua top 100 Fanpage VN bị hacker mạo danh Facebook gửi nhắn tin xác minh tài khoản qua 1 apps (chương trình lập trình của bên thứ 3 chạy trên Facebook mà Facebook không có sẵn) do hacker khai thác và đã có hơn 30 page lớn bị cướp pass để chiếm quyền admin), các admin đã phải nhờ đến sự can thiệp bằng tay của anh Huỳnh Kim Tước (đại diện Facebook tại Việt Nam) kiểm tra admin để khôi phục lại.

Nhân tiện việc điều tra thủ phạm, có thể Facebook đã nhìn thấy nhiều Fanpage Việt Nam tăng nóng bằng cách thủ pháp ‘mũ đen’ nên đã cho cho rà soát lại một loạt các trang Fanpage tại Việt Nam và phát hiện ra rất nhiều sai phạm như: Tăng like bằng apps nhảm (tức là dùng các chương trình do bên thứ 3 lập trình chạy trên Facebook với những nội dung nhảm nhí câu khách như bói toán, tử vi, những cảnh đáng thương...) vi phạm các quy định về đặt baner quảng cáo hay post quảng cáo trên Fanpage không phù hợp với tên gọi của Fanpage; Các brand thuê các admin "mũ đen" tăng like nên dính vào việc bị ban cả chùm (một profile quản lý content nhiều page, nếu vi phạm 1 page có thể kéo theo sự trừng phạt cả chùm page và trong đó không loại trừ nhiều page sạch) và hiện tượng này là manual unpublished (Facebook cho người xử lý chứ không phải là hệ thống tự xử lý).

Một nguyên nhân nữa là các trang chạy apps cướp quyền EdgeRank (post bài, lan truyền từ chính chủ) của người dùng, tự động post lan truyền apps đi tới các bạn bè của người tham gia apps gây khó chịu cho cộng đồng những người dùng khác và hành vi report spam càng tăng tới Facebook và dễ dẫn tới trang chứa app hay trang nhận like bị cảnh báo hay trừng phạt và trường hợp này là bị hệ thống unpublished tự động. 

Lý do này khá khả quan do cách đây 1 tuần, Facebook đã sửa lại chính sách và quyền của Apps là Apps chỉ có thể cướp quyền EdgeRank trong 24h mà thôi.

 - Nói như vậy, việc khóa 1 Fanpage cũng có thể do chủ ý của Facebook, tuy nhiên, việc làm này lại không có sự cảnh báo trước, gây cho người dùng rất nhiều ức chế. Theo ông, chính sách này của Facebook có hợp lý không và có vi phạm điều luật nào về quản lý các Fanpage không?

Ông Hà Anh Tuấn: Chính sách của Facebook luôn hợp lý và không vi phạm gì cả. Khi Facebook theo dõi thì nhiều trang tưởng rất sạch nhưng thực chất tỷ lệ gửi thông báo spam cao của FAN tới Facebook do đăng tải nội dung quá nhiều lần hay nội dung phản cảm với fan thì chỉ có Facebook biết mà các quản lý trang thường không biết nên khi bị phạt, các admin này thường không hiểu nguyên nhân tại sao. Và đôi khi lý do đến từ việc bị dính một vài content creater (app phụ) có lịch sử không tốt thì có thể page đó cũng bị vạ lây.

- Theo kinh nghiệm của ông, để tránh rơi vào tình trạng bị Facebook khóa trang, người dùng Facebook nên làm gì? 

Để tránh việc này, theo tôi có mấy biện pháp như sau:

1. Không tăng like hộ các trang khác hay đăng tải link tới các apps của các trang khác, hạn chế đăng tải chéo giữa các trang.

2. Hạn chế dùng chương trình nhảm hay content nhảm, sốc với mật độ cao khiến Fan giận giữ, gửi thông báo spam nhiều cho Facebook.

3. Không chấp nhận, tuyển admin vô tội vạ vì như thế sẽ dễ dính vào các admin chuyên đi tăng like thuê cho các fanpage khác tham gia trang mình 

4. Đọc kỹ quy định của Facebook về đặt banner, đăng tải  status, chạy chương trình để tránh vi phạm các điều luật của Facebook.

5. Khi bị Facebook ‘chém’ nhầm, nên bình tĩnh gửi phản hồi đến Facebook để họ xem xét lại theo quy trình và đợi chờ xét duyệt

- Ông có nhận xét gì về những thông tin mà Facebook gửi đến cho quản lý trang sau khi trang bị khóa, mọi thông tin dường như đều chung chung, không rõ ràng?

Hệ thống cảnh báo luôn có một mẫu cảnh báo chung chung và thường không giải thích lý do để tránh việc các quản lý "mũ đen" đề phòng sau này lách luật, mặc dù là việc unpublished là tự động và một số là do chủ ý của Facebook nhưng mẫu cảnh báo luôn có thể chỉ có một vài nội dung chung chung như đã phản hồi tới quản lý các trang bị khóa vừa qua.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Ông Hà Anh Tuấn hiện đang Giám đốc Công ty Vinalink Media với trên 30 nhân viên, trong đó có nhiều người nước ngoài và đang làm việc tại Mỹ. Ông Tuấn là người đầu tiên đưa ra ý tưởng lập ra chương trình Việt Nam Top 100 – website xếp hạng 100 doanh nghiệp Việt Nam để quảng bá với thế giới. Ngoài ra ông cũng là người đã xây dựng, thiết kế trang web cho các công ty lớn kinh doanh tại Việt Nam như Toyota, Bảo Việt, Lilama...

Theo http://giaoduc.net.vn/

Bài viết khác cùng chuyên mục
20 năm kinh nghiệm

20 năm kinh nghiệm

Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hơn 5000+ Website

Hơn 5000+ Website

Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.

Thiết kế web chuẩn SSC

Thiết kế web chuẩn SSC

Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)