default image

Hosting nghĩa là gì? Bạn đã biết cơ chế hoạt động của Hosting

Hosting là gì? Cơ chế hoạt động của Hosting như thế nào? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Tại bài viết dưới đây thietkeweb.vn sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về Hosting.

Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu dịch vụ web, ngành nghề lập trình và chưa biết gì về hosting hay đang mơ hồ về khái niệm này hoặc bạn đang tìm kiếm một hosting phù hợp cho website của mình thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về hosting.

>>> Xem ngay: Công ty thiết kế website Hà Nội cung cấp hosting uy tín

Hosting nghĩa là gì?

Theo nghĩa chung nhất của nó, là một dịch vụ thông qua đó các tài nguyên máy tính và lưu trữ được cung cấp cho một cá nhân hoặc tổ chức để lưu trữ và duy trì một hoặc nhiều trang web và các dịch vụ liên quan. Mặc dù lưu trữ không cần phải dựa trên IP, nhưng phần lớn các trường hợp là các dịch vụ dựa trên web cho phép một trang web hoặc dịch vụ web có thể truy cập toàn cầu từ Internet.

 

Hosting là gì

( Hosting là gì )

Hosting hoạt động như thế nào?

Hosting hoạt động theo hình thức nào

( Hosting hoạt động theo hình thức nào)

Khi muốn tạo  website, bạn cần tìm hiểu công ty hosting để cấp cho bạn một không gian lưu trữ web trên server. Web host của bạn sẽ chứa toàn bộ files, tài liệu, và database. Bất kể có người nào gõ tên miền lên thanh địa chỉ của trình duyệt, hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ server xuống trình duyệt đó.

Bạn cần chọn gói hosting phù hợp nhất với nhu cầu của bạn và mua hosting đó. web hosting thanh toán theo một chu kỳ thường xuyên để giữ cho server hoạt động liên tục.

Để giảm thiểu rủi ro, mỗi gói Hostinger đều được bảo vệ bởi chương trình hoàn phí trong 30 ngày, đảm bảo dịch vụ bạn trải nghiệm là phù hợp nhất đối với bạn. Hơn nữa, bạn có thể bắt đầu từ gói cước basic web hosting được thiết kế riêng cho những dự án nhỏ. Khi website phát triển và cần nhiều không gian hoặc tài nguyên server hơn, bạn có thể di chuyển tới gói cao hơn mà không tốn công sức chuyển đổi.

Hostinger control panel, một control panel với giao diện người dùng mượt mà có thể dễ dàng quản lý mọi tác vụ tại, kể cả khi đó là lần đầu bạn đến với web hosting. Khách hàng của chúng tôi yêu thích nó, vì nó đã giúp họ thành công quản lý tài khoản hosting một cách tự như và dễ dàng.

Các loại web hosting 

Hầu hết các nhà cung cấp web hosts đều cung cấp nhiều loại hosting khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng. Các loại hosting thông dụng phổ biến nhất là:

  • Shared Hosting

  • VPS Hosting

  • Cloud Hosting

  • WordPress Hosting

  • Dedicated Server Hosting

 

Các loại web hosting

( Các loại website hosting )

Nên bắt đầu từ gói Hosting nào?

Website của bạn càng lớn bao nhiêu, không gia server càng cần nhiều bất nhiều. Hãy bắt đầu từ một gói hosting nhỏ nhất, tức là từ shared hosting, để khi site của bạn lớn hơn, bạn có thể nâng cấp lên loại hosting cao cấp hơn.

Shared hosting là loại web hosting phổ biến nhất và lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi bạn nghe tới từ “web hosting”, thường là họ nói đến shared hosting. Với shared hosting, bạn chia sẻ tài nguyên server với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting của bạn. Website được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa, vâng vâng.

 

Ưu điểm:

  • Giá thành thấp.

  • Thân thiện cho người mới bắt đầu.

  • Server được cấu hình sẵn.

  • Control panel dễ sử dụng, thân thiện người dùng.

  • Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server.

Nhược điểm:

  • Ít quyền kiểm soát đến cấu hình server.

  • Truy cập tăng đột biến từ các website khác có thể làm chậm site của bạn.

VPS Hosting là gì?

VPS (Virtual Private Server) hosting là loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác, tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp web host của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn mà thôi. Trên thực tế, VPS hosting phù hợp cho những doanh nghiệp cỡ vừa và các website đang có phát triển nhanh chóng.

 

Ưu điểm:

  • Tài nguyên server riêng.

  • Truy cập lớn từ website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của site của bạn.

  • Truy cập quyền root lên server.

  • Dễ nâng cấp.

  • Khả năng tùy biến cao.

Nhược điểm:

  • Mắc tiền hơn gói shared hosting.

  • Cần kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản trị server.

Cloud Hosting là gì?

Cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có một bộ các server. Files và tài nguyên được phân phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được chuyển tới và xử lý tại server khác của cluster server đó.

Ưu điểm:

  • Gần như không có downtime.

  • Server hỏng không ảnh hưởng tới site của bạn.

  • Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu.

  • Thanh toán tùy vào mức độ sử dụng.

  • Linh hoạt hơn VPS, về khả năng mở rộng.

Nhược điểm:

  • Khó quản lý cost.

  • Không có quyền root.

>>> Xem ngay: Dịch vụ cung cấp hostingthiết kế website SEO - tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của Vinalink ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

Bài viết khác cùng chuyên mục
20 năm kinh nghiệm

20 năm kinh nghiệm

Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hơn 5000+ Website

Hơn 5000+ Website

Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.

Thiết kế web chuẩn SSC

Thiết kế web chuẩn SSC

Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)