default image

HỘI THẢO “TRUYỀN THÔNG LIÊN VĂN HÓA”- ẤN TƯỢNG VÀ BỔ ÍCH

Sáng ngày 24/4/2013, tại Hội trường D – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa quan hệ công chúng và quảng cáo đã tổ chức thành công Hội thảo “Truyền thông liên văn hóa - Vượt qua các rào cản để phát triển”. Hội thảo đã đề cập và thảo luận nhiều vấn đề thú vị và nóng hổi về sự tác động của văn hóa với lĩnh vực truyền thông trong thời đại công nghệ số và toàn cầu hóa.

Truyền thông liên văn hóa (Interculture Communication) là một ngành học đã phát triển tại nhiều quốc gia. Môn học truyền đạt cho học viên và sinh viên các tham số đo lường sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình truyền thông, chuyển tải thông điệp truyền thông một cách thống nhất thông qua các cách thức khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng mục tiêu.

Những nghiên cứu về "truyền thông liên văn hóa" sẽ giúp người làm truyền thông nhận thức rõ ràng hơn những thách thức có liên quan đến sự khác biệt văn hóa cũng như xác định những cách điều hòa hay thích ứng với sự khác biệt này trong lĩnh vực truyền thông.

Tham dự hội thảo có PGS. TS Phạm Huy Kỳ - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ông Trần Chiến Bình - CEO Teamwork Communications, ông Tuấn Hà - CEO Vinalink Media, ông Vũ Trung Hiệp - CEO Link Star, TS Nguyễn Phương Mai - Giảng viên Văn hóa đại học Amsterdam, Hà Lan cùng các vị đại biểu, các vị khách quý từ các cơ quan báo chí, các chuyên gia truyền thông, các thầy cô giáo. Hội thảo còn thu hút hơn 200 sinh viên trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 

 

 

 Đội ngũ giảng viên Khoa PR-Quảng cáo chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách mời  

 

Tại hội thảo, ông Trần Chiến Bình - CEO Teamwork Communications đã chia sẻ những kiến thức chung về ngành PR và Digital PR (PR số). Đây là những kiến thức căn bản mà những người học và làm truyền thông cần phải nắm vững. Cùng với đó là những thông tin thú vị về thực tiễn ngnh PR cũng như những người làm PR đã cho thấy sự thay đổi trong văn hóa truyền thông trong thời đại truyền thông số hóa và mạng xã hội bùng nổ thông tin. 

 

Cũng tại hội thảo, ông Tuấn Hà - CEO Vinalink media và ông Vũ Trung Hiệp - CEO Link Star đã đánh giá, thảo luận về mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, tâm lý đám đông của người Việt. Qua đó, người làm truyền thông cần phải thấu hiểu sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia, giữa Việt Nam và các quốc gia khác để tìm ra phương thức truyền thông phù hợp sao cho thông điệp truyền thông cần phải thể hiện qua phông nền văn hóa.  

 

 Ông Vũ Trung Hiệp, CEO Link Star

 Đặc biêt, Hội thảo còn có sự tham dự của Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai - Giảng viên Văn hóa đại học Amsterdam, Hà Lan. Theo TS Mai, truyền thông cần phải có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều đối với một sự việc. Truyền thông liên văn hóa cần phải chú trọng nhận biết văn hóa và tôn trọng văn hóa của từng khu vực, địa phương. Nhờ đó, truyền thông mới có thể phát triển.  

 

Truyền thông liên văn hóa (Interculture Communication) là một ngành học đã phát triển tại nhiều quốc gia. Môn học truyền đạt cho học viên và sinh viên các tham số đo lường sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia, làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình truyền thông, chuyển tải thông điệp truyền thông một cách thống nhất thông qua các cách thức khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng mục tiêu.

Những nghiên cứu về "truyền thông liên văn hóa" sẽ giúp người làm truyền thông nhận thức rõ ràng hơn những thách thức có liên quan đến sự khác biệt văn hóa cũng như xác định những cách điều hòa hay thích ứng với sự khác biệt này trong lĩnh vực truyền thông.

 

 

 

Bài viết khác cùng chuyên mục
20 năm kinh nghiệm

20 năm kinh nghiệm

Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hơn 5000+ Website

Hơn 5000+ Website

Đã được Vinalink hoàn thành trong những năm qua,
với sự hài lòng của khách hàng.

Thiết kế web chuẩn SSC

Thiết kế web chuẩn SSC

Dẫn đầu các xu hướng chuẩn SSC
(SEO - SMO - CRO)