Như chúng ta biết, Facebook là một trong những mạng xã hội thu hút được nhiều người tham gia và tương tác nhất. Cho nên, việc tích hợp messenger vào website là vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách thêm messenger vào website đơn giản, dễ hiểu nhất.
Tại sao cần phải tích hợp messenger vào website?
Việc tích hợp messenger vào website mang lại nhiều lợi ích
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều các công cụ hỗ trợ chat miễn phí như là Subiz, tawk.to,... Những messenger của Facebook cũng là phương án nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi tích hợp vào website. Bởi vì, những khi thêm messenger vào website sẽ nhận được các lợi ích sau.
- Không giống như các công cụ live chat khác, chat ở messenger sẽ giúp cho bạn dễ dàng tương tác với khách hàng mà không cần đến các thông tin như là số điện thoại, email,...
- Hơn nữa, khi thêm messenger vào website sẽ giúp cho các nhà quản trị thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng như là sở thích, giới tính, lĩnh vực hoạt động,...
- Phân chia, cũng như quản lý khách hàng dễ dàng qua từng Tag.
- Phân chia tình trạng hoặc là tùy chỉnh để lọc tin nhắn thành các nhóm tin nhắn chính, tin nhắn chưa đọc, spam, đã đọc xong,...
- Có thể tự động gửi đến khách hàng các thông báo, tin tức khuyến mãi.
- Có thể phân quyền admin có nhiều người dùng cùng tham dự.
Những ưu nhược điểm khi tích hợp messenger vào website
Khi bạn tích hợp messenger vào website, sẽ mang đến rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại nhược điểm.
Khi thêm messenger vào website giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
Ưu điểm
- Tích hợp hoàn toàn miễn phí: Để tích hợp messenger vào website, các cá nhân và doanh nghiệp có thể thực hiện không mất một đồng phí nào.
- Giao diện thân thiện với người dùng: Facebook luôn có những thiết kế giao diện đẹp, gọn nhẹ và được hỗ trợ Tiếng Việt. Do vậy, dù là mới lần đầu thực hiện tích hợp, bạn cũng sẽ không gặp khó khăn.
- Tăng lượt like và thu hút tương tác cho Fanpage: Khi bạn tích hợp messenger vào website, tất nhiên cũng sẽ giúp cho người tiếp cận page nhiều hơn. Nhờ đó mà doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, phần nào tăng doanh thu bán hàng.
- Trình quản lý người dùng đơn giản: Khi tích hợp messenger vào website, giúp các Admin quản lý người dùng dễ dàng và không bị sót. Hơn nữa, ứng dụng còn cho phép kiểm soát lại, cũng như thiết lập được danh sách khách hàng tiềm năng vô cùng đơn giản.
- Chat Facebook cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng nhanh chóng.
Nhược điểm
- Một số website có thể bì ảnh hưởng trong trường hợp đường truyền quốc tế gặp sự cố. Hơn nữa, có thể xảy ra tình trạng về tốc độ load trang chậm hơn so với bình thường. Với Facebook chat, Admin sẽ chỉ tư vấn và trao đổi được với người dùng khi đăng nhập Facebook trên trình duyệt đó.
- Cũng có rất nhiều trường hợp mà Facebook cũng gặp một số lỗi tại ứng dụng Messenger. Quá trình sửa chữa mất khá nhiều thời gian, cùng với đó là người dùng không thể liên hệ với website của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cách tích hợp messenger vào website nhanh nhất
Các bước để tích hợp messenger vào website rất đơn giản
Dưới đây là các bước giúp cho bạn tích hợp messenger vào website nhanh nhất.
- Bước 1: Tất nhiên, doanh nghiệp muốn tích hợp messenger vào website thì cần phải có fanpage. Tùy vào loại hình của doanh nghiệp, có thể lựa chọn là doanh nghiệp hoặc thương hiệu, cộng đồng hoặc là người công chúng.
- Bước 2: Bạn truy cập vào phần “Thiết lập”, sau đó chọn vào “Nền tảng Messenger”.
- Bước 3: Ở bước này, bạn cần phải thực hiện khai báo tên miền với Facebook. Điều này là bắt buộc, nếu không thì bạn sẽ không plugin chat sẽ không hiển trị trên website. Hơn nữa, nếu website của bạn có sử dụng SSL thì hãy thêm HTTPS ở trong đường dẫn.
- Bước 4: Tiếp theo là bước để thiết lập lời chào, ngôn ngữ, màu trong cho hộp chat mà bạn mong muốn xuất hiện trên website.
- Bước 5: Bạn không nhất thiết phải sử dụng tiếng Việt, có thể cài đặt ngôn ngữ phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. Và cần lựa chọn tin nhắn lời chào, theo mẫu sẵn hoặc là soạn mẫu riêng.
- Bước 6: Bước này bạn có thể “Tự động đặt thời gian trả lời” hoặc các tùy chọn khác để phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi màu sắc mặc định của Facebook để phù hợp với website đang muốn tích hợp.
- Bước 7: Bạn sẽ cần phải thêm tên miền mà bạn sẽ sử dụng Messenger chat trên đó. Cuối cùng, Facebook sẽ đưa cho bạn một đoạn mã để bạn thêm vào trong thẻ
Trên đây là các hướng dẫn của chúng tôi về cách tích hợp messenger vào website . Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thêm messenger vào website nhanh chóng, mang đến hiệu quả công việc cao.
>>> Xem ngay: